Bố cục Thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô

Bức thư có thể chia làm 6 phần:[3]

  1. Lời Chào (1:1-9)
    1. Phao-lô thảo luận vấn đề liên hệ đến việc thắc mắc tư cách Sứ đồ của ông. Phao-lô biện minh bằng cách công bố rằng chức vụ đó được ban cho ông qua sự mặt khải của Chúa Giê-xu. Lời chào thăm nhấn mạnh tính hợp pháp của chức vụ Sứ đồ mà Phao-lô công bố.
  2. Cảm Tạ
    1. Phần cảm tạ của bức thư thường được những người trong thời kỳ Hy Lạp hóa dùng khi viết thư. Người viết thường tạ ơn Đức Chúa Trời về sức khỏe, về một chuyến đi bình an, vì được cứu khỏi nguy hiểm, hoặc được may mắn.
    2. Trong bức thư này, phần cảm tạ "giới thiệu các ân tứ và đức tin, là những vấn đề mà Phao-lô sẽ trở lại thảo luận sâu hơn trong phần sau của lá thư." (Roetzel, 1999).
  3. Sự chia rẽ tại Cô-rin-tô (1:10–4:21)
    1. Thực tế của vấn đề chia rẽ
    2. Nguồn gốc của sự chia rẽ
    3. Giải pháp cho sự chia rẽ
  4. Vấn đề thiếu đạo đức tại Cô-rin-tô (5:1–6:20)
    1. Kỷ luật những anh em thiếu đạo đức
    2. Giải quyết những bất đồng cá nhân
    3. Trong sạch trong vấn đề tình dục
  5. Những khó khăn tại Cô-rin-tô (7:1–14:40)
    1. Vấn đề hôn nhân
    2. Vấn đề tự do của Cơ-đốc nhân
    3. Sự thờ phượng
  6. Quan điểm thần học về sự phục sinh (15:1-58)
  7. Lời kết luận (16:1-24)
    1. Những lời kết luận trong các bức thư của Phao-lô thường chứa đựng mối quan tâm và nỗ lực của ông nhằm cải tiến cộng đồng. Trước hết, ông thường kết luận bức thư bằng lời cầu chúc bình an, thêm một yêu cầu cầu nguyện, chào họ bằng tên của ông và những người bạn của ông, trao một nụ hôn thánh và cuối cùng là một lời chúc phước:

"Về việc góp phần giúp các thánh đồ: Hãy làm như tôi đã hướng dẫn các hội thánh vùng Galatia … Tất cả các anh em gởi lời chào. Hãy chúc nhau bằng một nụ hôn thánh...... Tôi, Phao-lô, chính tay tôi viết lời chúc này. Nếu ai không yêu mến Chúa, hãy để cho người ấy bị nguyền rủa. Chúa của chúng con. Xin hãy đến! Ân điển của Chúa Giê-xu ở cùng anh em. Tình yêu của tôi dành cho tất cả anh em trong Chúa Cứu Thế Giê-xu. Amen." (1 Cor. 16:1-24).